Các nhà lãnh đạo địa phương luôn tìm cách thức phát triển kinh tế cộng đồng và khu vực, một vấn đề đặt ra là phát triển các trung tâm dạy Anh ngữ cho tất cả dân cư trong cộng đồng, Đầu tư cải thiện kỹ năng tiếng Anh: Những giới hạn của người lao động không có tiếng Anh lưu loát tại các thành phố lớn ở Mỹ, kiểm tra trình độ tiếng Anh lưu loát của người lao động tại các thành phố lớn. Theo bản báo cáo, gần 10% người trong độ tuổi lao động tại Mỹ được đánh giá trình độ tiếng Anh lưu loát, còn  khoảng 25% ~ 40% có trình độ tiếng Anh giới hạn, thường hầu hết số lượng những người trong độ tuổi lao động đang tăng và tập trung về các thành phố lớn.

Những thu thập rất quan trọng đối với 2 lý do chính. Đó là việc thiếu kỹ năng tiếng Anh lưu loát khiến khả năng thu nhập giảm sút, dẫn đến giảm sức tiêu dùng và đóng thuế, về mặt kinh tế gây tác động đến cư dân thành phố và khu đô thị. Hơn nữa, những nghiên cứu ước tính di dân và con cháu họ đóng góp vào sự phát triển kinh tế và nguồn lao động trẻ cho nước Mỹ qua nhiều thập niên sắp tới và cải thiện dân số đang lão hóa. “Đầu tư phát triển giảng dạy tiếng Anh giúp người dân cải thiện tiếng Anh lưu loát – là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng và duy trì nguồn lao động có kỹ năng tốt,” bài đánh giá ghi nhận.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng dân cư ở những đô thị cho hay việc cần tập trung phát triển giáo dục giảng dạy tiếng Anh cho di dân. “Cộng đồng cần tập trung giúp phát triển kỹ năng tiếng Anh cho những người mới,” bà Wendy Boyer, phó chủ tịch Hiệp hội Công thương vùng Greater Omaha phát biểu. Và theo ghi nhận của Omaha World-Herald, “giảm thiểu rào cản ngôn ngữ giúp người lao động có được cơ hội công việc tốt hơn, và hầu hết tất cả thành viên gia đình, chia sẻ làm giảm bớt gánh nặng về an sinh xã hội, giao thông, cũng như các khó khăn khác.” Ông Wilson cho tờ Dallas Business Journal hay rằng di dân muốn học tiếng Anh, nhưng cơ hội và tiếp cận của họ rất thấp và không thành công. “Cấu trúc lớp học truyền thống không giúp ích khi bạn lu bu với hai công việc và trách nhiệm gia đình,”

Việc tiếp cận các nguồn thông tin và phát triển chúng cũng là một thử thách. “Chúng ta muốn tất cả mọi nguồi giao tiếp tiếng Anh, nhưng chúng ta không cung cấp nguồn thông tin dồi dào hơn, đặc biệt dành cho người trong độ tuổi lao động trẻ,” Ông Lourdes Gouveia, nhà xã hội học tại University of Nebraska tại Omaha cho hay. “Việc phát triển nguồn thông tin không thật sự tập trung, gắn kết. Thường rời rạc và thiếu sự sắp xếp hợp lý.” Nên cần phải có sự hỗ trợ mạnh từ chính quyền, “Chúng ta muốn tất cả mọi người đều có ít nhất 1 trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thế kỷ 21 này, và đó là khả năng tiếng Anh lưu loát.”

Việc gia tăng số lượng thiện nguyện tại địa phương, bao gồm các chương trình hỗ trợ người học tiếng Anh và gia đình họ, như tổ chức các lớp ESL tại Conexion Americas tại Nashville. Những nỗ lực này là một phần trong việc mở rộng nguồn thông tin và tiếp cận đến di dân và tị nạn để hòa nhập vào cuộc sống thành phố . Ông Wilson phát biểu, “Quốc gia đang thảo luận làm thế nào để xây dựng lực lượng lao động dồi dào, tập trung phát triển di dân trở thành những công dân có ích cho xã hội và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và giúp mọi người trong dài hạn.”

Dịch: D.Q.B